Biến tần 3 pha là gì? Sơ đồ mạch điện, cách đấu nối và sử dụng

Biến tần 3 pha là gì

Hiện nay, biến tần 3 pha đang được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị công nghiệp và dân dụng. Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn biến tần 3 pha là gì và cách đấu nối và sử dụng biến tần chi tiết nhất. Hãy cùng GTAKE Việt Nam tìm hiểu về nhé!

Biến tần 3 pha là gì?

Biến tần 3 pha là thiết bị điện tử được sử dụng để chuyển đổi nguồn điện 3 pha 220V hoặc 380V thành dòng điện có tần số thay đổi. Công nghệ này cho phép thiết bị có thể điều khiển tốc độ động cơ linh hoạt mà không cần hộp số cơ khí phức tạp.

Biến tần 3 pha là gì
Biến tần 3 pha là gì?

Ưu điểm vượt trội của bộ biến tần 3 pha: 

  • Tiết kiệm năng lượng đáng kể: Giảm tiêu thụ điện năng bằng cách điều chỉnh tốc độ động cơ phù hợp với tải. Có thể tiết kiệm từ 20% đến 50% điện năng so với hệ thống không sử dụng biến tần.
  • Điều khiển tốc độ linh hoạt: Cho phép điều chỉnh tốc độ động cơ từ 0% đến hơn 100% tốc độ định mức. Đáp ứng nhanh với thay đổi tải và yêu cầu vận hành.
  • Bảo vệ động cơ và thiết bị: Giới hạn dòng khởi động, giảm stress cơ và điện cho động cơ. Chức năng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, mất pha, quá áp, thấp áp.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm và quy trình: Kiểm soát chính xác tốc độ giúp ổn định quá trình sản xuất. Giảm sự biến động trong các quá trình như bơm, quạt, băng tải.

Biến tần 3 pha đang được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Thiết bị có tính năng vượt trội hơn hẳn so với biến tần 1 pha về tính linh hoạt và phạm vi ứng dụng. Sự đa dạng trong khả năng điều khiển giúp biến tần 3 pha tối ưu hoá quy trình sản xuất hiện đại, gia tăng hiệu quả hoạt động.

Cách lắp đặt biến tần 3 pha

Sơ đồ mạch biến tần 3 pha

Sơ đồ mạch biến tần 3 pha
Sơ đồ mạch biến tần 3 pha

 

Cách đấu nối biến tần 3 pha

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy tháo nắp hộp của máy biến tần. Sau đó, xác định các mạch lực và mạch nối vào động cơ. Trong đó Mạch lực là 3 chân ở góc ngoài cùng bên trái, mạch nối vào động cơ là 3 chân góc ngoài cùng bên phải.

cách đấu nối biến tần 3 pha
Xác định các mạch lực và mạch nối vào động cơ

Bước 2: Ta tiến hành cấp nguồn cho biến tần thông qua 3 chân có ký hiệu là R, S, T theo thứ tự từ trái qua phải vào mạch lực. Tiếp theo, đấu nối 3 chân được ký hiệu là U, V, W theo thứ tự từ trái qua phải vào mạch nối động cơ.

đấu nối biến tần 3 pha
Cấp nguồn cho biến tần

Bước 3: Đối với mạch điều khiển, bạn sử dụng 2 công tắc là chạy thuận và chạy nghịch. Ở đầu công tắc chạy thuận bạn đấu nối vào chân X1, ở đầu công tắc chạy nghịch bạn đấu nối vào chân X2. Đối với 2 đầu còn lại của công tắc, bạn sẽ nối chung vào nhau và nối vào chân con trên biến tần.

Cách đấu nối biến tần
Nối mạch điều khiển biến tần

Bước 4: Đối với chân giữa của chiết áp, bạn hãy đấu nối vào chân AI1. Hai chân còn lại của chiết áp, bạn hãy đấu nối vào chân +10VGND là hoàn tất quá trình đầu nối biến tần 3 pha.

đấu nối biến tần
Nối mạch chiết áp

Cách cài đặt thông số biến tần 3 pha

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy đưa biến tần về chế mặc định bằng cách chọn nút ENT và di chuyển nút điều hướng đến tham số A0-03. Tiếp theo, nhấn ENT và chọn tham số bằng 3 để tiến hành reset biến tần.

cách cài đặt biến tần 3 pha
Reset biến tần

Bước 2: Tiếp đến, bạn cài đặt điều chỉnh bằng chiết áp ngoài bằng cách chọn nút mũi tên sang phải và chọn thông số B0-01 và nhấn ENT cài tham số bằng 2.

cách cài đặt biến tần trung quốc
Cài đặt điều chỉnh bằng chiết áp ngoài

Bước 3: Để có thể sử dụng công tắc ngoài, bạn nhấn vào nút mũi tên sang phải, chọn thông số B1-00. Sau đó nhấn nút ENT để cài tham số và cài tham số bằng 1.

hướng dẫn cài đặt biến tần
Cài đặt công tắc ngoài

Bước 4: Đối với chân chức năng, bạn chọn thông số C0-01 và thiết lập tham số bằng 3 để thiết lập chạy thuận. Tiếp theo, bạn thiết lập chạy nghịch bằng cách chọn thông số C0-02 và thiết lập tham số bằng 4.

cách cài đặt biến tần
Thiết lập cài đặt chạy thuận và chạy nghịch

Ngoài ra, bạn còn có thể cài các thông số động cơ bằng cách thiết lập biến tần:

Thiết lập động cơ Tham số Đơn vị
Công suất định mức D0-01 kW
Điện áp định mức D0-02 V
Dòng điện định mức D0-03 A
Tần số định mức D0-04 Hz
Số cặp cực D0-05 Số lần
Tốc độ định mức D0-06 Vòng/phút

Lưu ý: Bài hướng dẫn sử dụng biến tần GK620, nếu dùng biến tần khác bạn cũng có thể tìm hiểu cách thiết lập các thông số của biến tần ở giấy hướng dẫn sử dụng hoặc ở trên Website chính thức cũng hãng.

Hướng dẫn cách sử dụng biến tần 3 pha

Điều khiển động cơ chạy thuận

cách sử dụng biến tần 3 pha
Điều khiển động cơ chạy thuận

Để có thể điều khiển động cơ chạy thuận, ở bạn hãy gạt công tắc có đèn tín hiệu màu xanh sang bên phải. Khi gạt, động cơ sẽ bắt đầu xoay theo hướng mũi kim đồng hồ. Bạn cũng có thể điều chỉnh tốc độ xoay bằng cách điều chỉnh nút chiết áp ở phía dưới bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ sẽ gia tốc và xoay ngược chiều kim đồng hồ để giảm tốc.

Điều khiển động cơ chạy nghịch

cách sử dụng biến tần
Điều khiển động cơ chạy nghịch

Để điều khiển động cơ chạy nghịch, bạn gạt công tắc màu đỏ sang bên phải, động cơ sẽ xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hộ. Bạn cũng có thể điều chỉnh gia tốc bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ để tăng tốc và xoay ngược chiều kim đồng hồ để giảm tốc.

Hướng dẫn cách lắp đặt và sử dụng biến tần 3 pha chi tiết, bạn có thể tham khảo tại video:

Kết luận

Biến tần 3 pha là thiết bị điện tử quan trọng trong công nghiệp, cho phép chuyển đổi nguồn điện 3 pha thành dòng điện có tần số thay đổi. Nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như tiết kiệm năng lượng, điều khiển tốc độ linh hoạt, bảo vệ thiết bị và cải thiện chất lượng sản phẩm. Việc lắp đặt và cài đặt biến tần 3 pha đòi hỏi các bước cụ thể và cẩn thận. Khi sử dụng, người dùng có thể dễ dàng điều khiển hướng và tốc độ quay của động cơ thông qua các công tắc và chiết áp.

Xem thêm bài viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo